Nản chí vì thất bại quá nhiều? Chưa đâu, hãy nhìn những thứ mà tỷ phú Richard Branson từng trải qua bạn sẽ còn thấy mình may mắn chán

Nản chí vì thất bại quá nhiều? Chưa đâu, hãy nhìn những thứ mà tỷ phú Richard Branson từng trải qua bạn sẽ còn thấy mình may mắn chán

Có người thành công chỉ sau 1, 2 lần thất bại, thế nhưng có những người tốn tới cả chục năm trời như tỷ phú Richard Branson, trải qua muôn vàn thất bại để có được thành công.


Có lẽ câu chuyện nổi tiếng nhất về thời thơ ấu của Richard Branson là khi hiệu trưởng ngôi trường ông học khi đó dự đoán rằng ông sẽ trở thành tội phạm hoặc triệu phú .
Ở tuổi 66. Branson nắm trong tay khối tài sản trị giá 5 tỷ USD. Ông kết hôn với người vợ hiện tại từ 28 năm trước, có 2 đứa con và 3 đứa cháu. Ông dành rất nhiều thời gian nghĩ về tác động của tuổi thơ đến thành công của mình ngày nay, và cố gắng đưa ra lời khuyên cho các bậc cha mẹ về cách nuôi dạy thế hệ tiếp theo.

“Người lớn thường xuyên bao bọc bọn trẻ, bảo vệ chúng khỏi những tổn thương liên quan đến thất bại. Đây là một sai lầm lớn,” ông viết. “Trẻ càng bị bảo là không thể làm gì đó, thì chúng càng nhanh chóng mất đi sự tò mò và quyết tâm. Tôi rất biết ơn vì cha mẹ luôn động viên và ủng hộ, thay vì bao bọc và làm nhụt trí tò mò của tôi, họ cho phép tôi tự khám phá theo cách của mình.”
Bài học đơn giản nhưng thiết thực mà Branson muốn nói đến ở đây là: hãy nuôi dạy trẻ để chúng đủ can đảm thử những thứ mới mẻ, và nếu chúng không thành công, thì tìm hướng khác và thử lại một lần nữa.
Để minh chứng cho lời khuyên này, dưới đây là một số thất bại nổi bật và được biết đến nhiều nhất của Branson.

Student Magazine (1968)
“Một trong những thất bại quý giá nhất của tôi đến rất sớm, khi tôi không thể thuyết phục một nhà xuất bản lớn mua lại ‘Tạp chí sinh viên’ (Student Magazine),” Branson nhớ lại. “Khi họ muốn tập trung vào phương thức phân phối và các chi tiết, tôi lại trình bày tầm nhìn của mình cho một loạt các doanh nghiệp liên quan đến sinh viên, từ các tạp chí đến các công ty du lịch và ngân hàng. Và họ một đi không trở lại.”



Virgin Records (1971)
Vào năm 1971, Branson bán đĩa ở Virgin Records – công ty được lập ra để xuất khẩu, nhằm tránh mức thuế cao đến 33%. Sau khi bị bắt, Branson phải nộp khoản tiền phạt 60.000 Bảng Anh.

Virgin Cola (1994)
“Chúng tôi đã không suy nghĩ thấu đáo,” Branson viết. “Tuyên chiến với Coca Cola trong lĩnh vực nước giải khát quả là điên rồ. Tôi coi đây là một trong những sai lầm lớn nhất của mình – nhưng nếu được làm lại tôi cũng sẽ không thay đổi gì cả.”

Virgin Vodka (1994)
Cuộc phiêu lưu này thậm chí còn tồi tệ hơn Virgin Cola, và toàn bộ chuyện làm ăn của Virgin Drinks từ đó bắt đầu thu hẹp lại.



Virgin Brides (1996)
Hệ thống cửa hàng áo cưới này được nhớ đến nhiều nhất nhờ trong buổi quảng bá, Branson đã xuất hiện trong một chiếc váy cưới. Lý giải cho thất bại của thương vụ này, Branson hài hước nói, “Chúng tôi sớm nhận ra là không có cô dâu (bride) nào còn trinh (virgin) cả.”

Virgin Vie (1997)
Đây là nỗ lực tạo ra một chuỗi thương hiệu hóa mỹ phẩm của Branson.

VirginStudent.com (2000)
Người ta không gọi đây là một mạng xã hội – nhưng thực ra đúng là như vậy. Nó chỉ tồn tại đến khi MySpace xuất hiện và thống trị thế giới mạng xã hội
.
Virgin Cars (2000)
“Chúng tôi định làm một cuộc cách mạng về cách bán xe hơi. Hóa ra đó là một hướng tiếp cận sai lầm, và Virgin Cars phải đóng cửa chỉ sau 5 năm,” Branson nói.

Ghế nằm Virgin Atlantic (2003)
“Vấn đề với chiếc ghế giường nằm này là mặc dù nó phẳng, nhưng nó lại không nằm ngang. British Airways đã đánh hơi thấy chiếc ghế bí mật này, tận dụng thời gian và phát triển ra một chiếc giường nằm ngang và đánh bại chúng tôi. Chúng tôi phải trả giá vì vội vã trở thành người dẫn. Đây là một bài học cực kỳ đắt giá.”

Virgin Pulse (2004)
Đây là một thiết bị nghe nhạc kỹ thuật số nhưng ít người biết đến.

Virginware (2005)
Đây là một trong những thương vụ ngắn ngủi nhất của Branson – một thương hiệu thời trang cho cả nam và nữ ra đời vào năm 1998, nhắm đến các cửa hàng cao cấp, nhưng rốt cuộc chỉ tồn tại được 2 năm.

Little Red (2013)
Đây là nỗ lực tạo ra một hãng hàng không nội địa ở Vương quốc Anh có khả năng cạnh tranh với British Airways. “Mọi khả năng đều chống lại chúng tôi, và đáng buồn là chúng tôi không thu hút đủ nhà đầu tư cho hướng đi này,” Branson cho biết.


Virgin America (2016)
Có vẻ hơi quá khi nói đây là một thất bại, vì công ty này được mua lại với giá 2,6 tỷ USD. Tuy nhiên, Branson phản đối vụ sáp nhập này, và tỏ ra rất tiếc vì không thể ngăn cản được thương vụ đó.
Branson còn cố gắng tiếp quản ngành xổ số của nước Anh, nhưng thất bại 2 lần liền.
Gần đây ông đã viết, “Tôi đã phạm phải hàng trăm sai lầm. Và chắc chắn là sẽ còn phạm phải nhiều sai lầm nữa, nhưng tôi sẽ học được những bài học giá trị từ mỗi thất bại. Bất kỳ ai nói rằng họ không sai lầm bao giờ, thì đó chính là sai lầm của họ.”
Previous Post
Next Post

post written by: